Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
- Vỏ cà phê được nghiền nhỏ, trộn đều than bùn, phân chuồng theo tỷ lệ thích hợp, chỉnh độ ẩm của nguyên liệu (độ ẩm từ 60-65%).
- Rải đều chế phẩm BIO-F với tỷ lệ 1 kg/tấn nguyên liệu, trộn đều. Tạo đống ủ có chiều cao 0,8-1,5 m, chiều rộng 1,5-2 m. Phủ bạt và ủ trong thời gian 10-30 ngày (tùy theo nguyên liệu).
- Đảo trộn đống ủ sau 5-7 ngày/lần và tiếp tục ủ.
- Sau thời gian ủ thích hợp, dàn đều khối ủ để giảm độ ẩm đến 20-25%, sàng qua lưới có kích thước nhỏ, thêm vào 1kg BIO-AP, trộn đều, đóng bao.
- Tùy theo chế độ bón cho từng loại cây và từng thời điểm mà bổ sung thêm N-P-K, xay mịn và đóng bao, ta được chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh...
Thông số kỹ thuật: Giới thiệu các chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh:
- Chế phẩm BIO-F (dạng bột):
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: xử lý với phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, mùn mía hoặc rác hữu cơ: sử dụng 1kg chế phẩm trộn với nước rải đều lên 1000 kg nguyên liệu, trộn bổ sung phụ gia với nước, độ ẩm 55-60%.
- Chế phẩm BIO-AP (dạng bột):
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Sử dụng 1kg BIO-AP rải đều lên 1000 kg phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh đã được lên men với BIO-F.
- Chế phẩm BIO-APS:
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Sử dụng 0,5-1 lít BIO-APS rải đều lên 1000 kg phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh đã được lên men với BIO-F.
Ưu điểm:
- Quy trình và thiết bị đơn giản, tận dụng nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm sinh học (được sản xuất trong nước: BIO-F và BIO-AP) để sản xuất ra phân bón hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
- Giá thành thấp hơn so với chế phẩm và công nghệ nhập ngoại cùng loại.